04/12/2023 16:55 GMT+7

8,5 triệu người Trung Quốc không trả nổi nợ ngân hàng

Số người vỡ nợ ngân hàng ở Trung Quốc đạt mức 8,54 triệu, tương đương 1% dân số trong độ tuổi lao động của nước này.

Người trẻ tìm kiếm việc làm tại một hội chợ việc làm ở thành phố Vũ Hán hồi tháng 2. Thất nghiệp ở người trẻ đang là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vỡ nợ tràn lan tại Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

Người trẻ tìm kiếm việc làm tại một hội chợ việc làm ở thành phố Vũ Hán hồi tháng 2. Thất nghiệp ở người trẻ đang là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vỡ nợ tràn lan tại Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

Theo báo Financial Times ngày 3-12, tổng cộng 8,54 triệu người Trung Quốc, hầu hết trong độ tuổi 18 đến 59, đã chính thức bị chính quyền nước này đưa vào danh sách đen vì không thể chi trả đúng hạn nhiều khoản vay như nợ thế chấp mua nhà, vay kinh doanh...

Con số kỷ lục này tương đương 1% số người trưởng thành trong độ tuổi lao động của Trung Quốc, tăng mạnh so với mức 5,7 triệu người vỡ nợ hồi năm 2020 - thời điểm những chính sách phong tỏa chống dịch COVID-19 ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế các hộ gia đình.

Việc số người vỡ nợ tăng vọt tác động tiêu cực đến nỗ lực củng cố niềm tin người tiêu dùng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Theo luật Trung Quốc, quá trình liệt một người vào danh sách đen bắt đầu khi họ bị ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng kiện ra tòa. Sau đó, nếu họ vẫn không thể thanh toán khoản vay trước hạn thì sẽ chính thức bị cấm tham gia nhiều hoạt động kinh tế, bao gồm mua vé máy bay và thanh toán qua các ứng dụng di động.

Điều này tác động cực kỳ mạnh mẽ đến đời sống một bộ phận không nhỏ người dân nước này, vì những hình thức thanh toán di động như Alipay và WeChat Pay đã ăn sâu vào thói quen mua sắm ở đây.

Bà Jane Zhang, chủ một doanh nghiệp quảng cáo ở tỉnh Giang Tây, cho biết bà đã hoảng loạn khi tòa án địa phương cấm bà sử dụng WeChat Pay để mua lương thực hồi tháng 5.

"Tôi đã nghĩ con tôi sẽ chết đói vì tôi không có tiền mặt và tất cả chi tiêu hằng ngày đều thực hiện qua WeChat", bà Zhang chia sẻ.

Bà Zhang sau đó đã thuyết phục được tòa dỡ lệnh cấm sử dụng ứng dụng thanh toán di động, trong khi các biện pháp trừng phạt khác giữ nguyên hiệu lực.

Bức tranh kinh tế của Trung Quốc

Cuộc khủng hoảng nợ cá nhân ở Trung Quốc xảy ra sau một chuỗi mua sắm ồ ạt của người tiêu dùng nước này. Theo Viện Quốc gia về tài chính và phát triển (Bắc Kinh), tổng nợ hộ gia đình trên cả nước hồi tháng 9 đã tương đương đến 64% GDP Trung Quốc. Tỉ trọng này cao gấp đôi so với hơn 10 năm trước.

Tình hình trên phản ánh bức tranh kinh tế tương đối ảm đạm của quốc gia tỉ dân trong nhiều tháng qua. Tăng trưởng kinh tế thời kỳ hậu zero-COVID không được như kỳ vọng, trong khi mức lương trung bình không tăng và thậm chí còn giảm.

Tình trạng việc làm cũng ở mức báo động khi có đến 21,3% số lao động thanh niên đang rơi vào tình trạng thất nghiệp hồi tháng 6.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương NghịTổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định với ông Vương Nghị sự coi trọng cao độ và ưu tiên của Đảng và nước Việt Nam với quan hệ song phương, ủng hộ một nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên