15/12/2023 14:16 GMT+7

'Chết từ từ' nếu sử dụng nội thất không cẩn thận

Chiều 15-12, Báo Tuổi Trẻ tổ chức hội thảo sử dụng vật liệu nội thất bền vững và an toàn tại Khách sạn Majestic (số 1 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM).

Toàn cảnh hội thảo Sử dụng vật liệu nội thất bền vững và an toàn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Toàn cảnh hội thảo Sử dụng vật liệu nội thất bền vững và an toàn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Hội thảo được tổ chức nhằm tập trung thảo luận, đưa ra các giải pháp giúp người tiêu dùng hiểu đúng về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn. Các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn sản xuất, nâng cao quy trình kiểm soát, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Đặc biệt là các giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu của ngành vật liệu nội thất Việt Nam…

Hội thảo vinh dự đón tiếp hơn 200 khách mời là các đại biểu lãnh đạo cơ quan quản lý trung ương và địa phương, các hiệp hội, doanh nghiệp tiêu biểu, giảng viên các trường đại học uy tín trong lĩnh vực sản xuất, thiết kế và thi công vật liệu nội thất.

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến tiêu chuẩn và độ an toàn của đồ nội thất trong ngôi nhà - Ảnh: CHÍ QUỐC

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến tiêu chuẩn và độ an toàn của đồ nội thất trong ngôi nhà - Ảnh: CHÍ QUỐC

Về Phía Bộ Xây dựng có ông Nguyễn Quang Hiệp - phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng; ông Lê Trung Thành - Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng. Còn phía Sở Xây dựng TP.HCM có bà Nguyễn Ngọc Thanh - trưởng phòng Vật liệu xây dựng, bà Hoàng Thị Ánh Tuyết - trưởng phòng Pháp chế tham dự. Ngoài ra, hội thảo còn có sự tham dự của nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực vật liệu nội thất và sức khỏe.

Hội thảo được kỳ vọng sẽ góp phần cùng cơ quan quản lý nhà nước đề ra các giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện thông tư 04 năm 2023 của Bộ Xây dựng về thúc đẩy ngành sản xuất, thi công vật liệu nội thất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường.

Các đại biểu và khách mời trao đổi trước hội thảo - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Các đại biểu và khách mời trao đổi trước hội thảo - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Người tiêu dùng cần được thông tin về tính an toàn của đồ nội thất

Phát biểu mở đầu hội thảo, ông Trần Xuân Toàn, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, cho rằng trong bối cảnh nhiều sản phẩm nội thất hiện nay được sản xuất phần lớn từ gỗ công nghiệp, rất ít người quan tâm đến yếu tố sức khỏe và nguồn gốc. 

Khi báo Tuổi Trẻ xây dựng tuyến bài về vật liệu nội thất, đã làm khảo sát hơn 1 tháng và đặt ra câu hỏi "khi sử dụng vật liệu nội điều bạn quan tâm là gì". Kết quả có 24% bạn đọc quan tâm về mẫu mã, 17% quan tâm giá trong khi ở các thị trường mà Việt Nam đang xuất khẩu như Mỹ, EU, 2 yếu tố được đặt lên hàng đầu là an toàn và nguồn gốc. 

Ông Trần Xuân Toàn, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ phát biểu khai mạc hội thảo Sử dụng vật liệu nội thất bền vững và an toàn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Trần Xuân Toàn, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ phát biểu khai mạc hội thảo Sử dụng vật liệu nội thất bền vững và an toàn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Vừa qua Bộ xây dựng đã ban hành thông tư 04 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng có hiệu lực từ 1-1-2024, đây là thời điểm cần làm rõ thêm những quy chuẩn đó để làm sao giúp người tiêu dùng có thêm kiến thức chọn lựa sản phẩm an toàn và bền vững. 

"Đây là điều các cơ quan truyền thông thấy cần có trách nhiệm để làm công tác truyền thông đúng về các sản phẩm vật liệu nội thất, trang bị kiến thức cho người tiêu dùng. Đồng thời cũng giúp cho doanh nghiệp sản xuất, thị trường nội thất tiếp tục phát triển hơn nữa tại thị trường nội địa hơn 100 triệu dân", ông Toàn nói. 

Lãnh đạo báo Tuổi Trẻ mong các chuyên gia trong các lĩnh vực, y tế, kiến trúc chia sẻ thêm góc nhìn tại hội thảo, đặc biệt là vấn đề về khả năng gây hại đến sức khỏe và đời sống của người tiêu dùng khi lựa chọn vật liệu nội thất….

Tiêu chuẩn để đảm bảo minh bạch, cạnh tranh công bằng

Ông Lê Trung Thành, viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng, cho biết Thông tư 04 sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2024, là quy chuẩn bắt buộc mà các doanh nghiệp sản xuất vật liệu gỗ công nghiệp phải tuân thủ. Các tiêu chuẩn liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng là bắt buộc áp dụng.

Ông Lê Trung Thành, viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng, trình bày tại hội thảo - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Lê Trung Thành, viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng, trình bày tại hội thảo - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo ông Thành, vật liệu xây dựng có nhóm vật liệu chịu lực công trình, là nhóm 1 như: cốt, thép, bê tông... Còn nhóm thứ 2 là vật liệu không mang tính chất chịu lực, bao gồm đồ nội thất. 

Nếu nhóm 1 nguy hiểm khi sập đổ gây chết người, thậm chí là thảm hoạ thì nhóm 2 này (nội thất- PV) nếu không cẩn thận sẽ làm suy yếu sức khoẻ và “chết từ từ”. Từ đó dẫn đến năng suất lao động yếu, gánh nặng cho hệ thống y tế nên nhiều nước phát triển đã đặt ra quy định giới hạn các hoá chất trong đồ nội thất để bảo vệ sức khỏe người dân”, ông Thành nói.

Do đó, việc ban hành Thông tư 04 là cần thiết để đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng, là cơ sở để phân biệt doanh nghiệp làm sản xuất tuân thủ yêu cầu với doanh nghiệp không đảm bảo, tăng tính minh bạch cho môi trường kinh doanh, công bằng cho các doanh nghiệp.

Khách mời tham dự hội thảo Sử dụng vật liệu nội thất bền vững và an toàn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Khách mời tham dự hội thảo Sử dụng vật liệu nội thất bền vững và an toàn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ngành gỗ Việt Nam “đi rất chậm” trong chuyển đổi xanh

Ông Nguyễn Chánh Phương - Phó chủ tịch, tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Nguyễn Chánh Phương - Phó chủ tịch, tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo ông Nguyễn Chánh Phương - Phó chủ tịch, tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) - ngành gỗ Việt Nam đặt mục tiêu phát triển bền vững, tuy đã có hệ thống tiêu chuẩn rõ ràng, có tầm nhìn nhưng vẫn chậm trong chuyển đổi xanh.

Tại Singapore, các chỉ tiêu xanh được đặt ra vô cùng cụ như tiết kiệm được bao nhiêu nước, năng lượng,… Việt Nam dù đặt ra những mục tiêu cụ thể nhưng chúng ta đang đi rất chậm trong việc đạt được các các tiêu chuẩn này. Nếu cứ như vậy chúng ta sẽ bỏ qua những cơ hội mà Net Zero mang lại.

“Chúng ta đã có hệ thống đòi hỏi tiêu chuẩn về kỹ thuật khá tốt những người dân chưa nắm kỹ và thị trường bỏ ngỏ. Điều này đòi hỏi trách nhiệm của nhà nước, chính phủ làm sao mang lại công bằng giữa các nhà sản xuất, vấn đề nhập khẩu”, ông Phương nói.

Ngành gỗ Việt: Vang danh bên ngoài, trong nhà không tỏNgành gỗ Việt: Vang danh bên ngoài, trong nhà không tỏ

Theo Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), tính đến năm 2023, Việt Nam có hơn 5.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành công nghiệp gỗ và nội thất.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên